Virus CORONA lan nhanh và diễn biến phức tạp không chỉ ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Italia,.. mà thậm chí ở Việt Nam cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Sự nguy hiểm của Virus Corona (hay còn gọi là Covid-19) là có thể không có dấu hiệu bị lây nhiễm trong nhiều ngày, làm thế nào để biết người đó có bị nhiễm bệnh hay không. Điều này rất quan trọng bởi vì vào thời điểm họ bị sốt cao phải nhập viện thì mức độ tổn thương phổi thường là quá 50% và sẽ rất khó khăn để chữa trị.

Cách tự kiểm tra xem mình có bị nhiễm virus Corona (Covid-19) hay không ?
Các chuyên gia y tế Nhật Bản đã cung cấp một cách tự kiểm tra đơn giản xem mình có bị nhiễm virus Corona (Covid-19) hay không như dưới đây nhé:
Hít một hơi thật sâu và nín thở tối thiểu 10 giây. Nếu bạn hoàn thành nó mà không ho, không khó chịu, ngột ngạt hoặc căng cứng, v.v … thì chứng tỏ không có xơ hóa trong phổi, về cơ bản cho thấy không bị lây nhiễm.
Việc thực hiện rất đơn giản do đó các bạn nên tự kiểm tra mỗi buổi sáng trong một môi trường có không khí sạch sẽ và trong lành nhé.
Những triệu chứng nhiễm virus Corona qua từng ngày như thế nào?
Tuy nhiên nếu chẳng may bị nhiễm virus Corona thì làm thế nào để nhận biết? Dưới đây là những triệu chứng nhiễm virus Corona qua từng ngày bạn có thể tham khảo nhé:
* Từ Ngày 1 đến Ngày 3:
– Triệu chứng gần giống bệnh cảm
– Viêm họng nhẹ, hơi đau
– Không nóng sốt. Không mệt mỏi. Vẫn ăn uống bình thường
* Sang Ngày 4:
– Cổ họng đau nhẹ, người nôn nao.
– Bắt đầu khan tiếng.
– Nhiệt độ cơ thể dao động 36.5~ (tuỳ người)
– Bắt đầu chán ăn.
– Đau đầu nhẹ
– Tiêu chảy nhẹ
* Sang Ngày 5:
– Đau họng, khan tiếng hơn
– Cơ thể nóng nhẹ. Nhiệt độ từ 36.5~36.7
– Người mệt mỏi, cảm thấy đau khớp xương
** Giai đoạn này khó nhận ra là cảm hay là nhiễm corona, nhưng đây lại là giai đoạn rất nhạy cảm. Có lẽ bạn nên đi xét nghiệm máu và chụp XQuang phổi để kiểm tra tại các nơi được Bộ Y Tế quy định về xét nghiệm virus Corona.
* Sang Ngày 6:
– Bắt đầu sốt nhẹ, khoảng 37
– Ho có đàm hoặc ho khan
– Đau họng khi ăn, nói hay nuốt nước bọt
– Mệt mỏi, buồn nôn
– Thỉnh thoảng khó khăn trong việc hít thở
– Lưng, ngón tay đau lâm râm
– Tiêu chảy, có thể nôn ói
* Sang Ngày 7:
– Sốt cao hơn từ 37.4~37.8
– Ho nhiều hơn, đàm nhiều hơn.
– Toàn thân đau nhức. Đầu nặng như đeo đá
– Tần suất khó thở vẫn như cũ.
– Tiêu chảy nhìu hơn
– Nôn ói
* Sang Ngày 8:
– Sốt gần mức 38 hoặc trên 38
– Khó thở hơn, mỗi khi hít thở cảm thấy nặng lồng ngực. Hơi thở khò khè
– Ho liên tục, đàm nhiều, tắt tiếng
– Đầu đau, khớp xương đau, lưng đau…
* Sang Ngày 9:
– Các triệu chứng không thay đổi mà trở nên nặng hơn.
– Sốt tăng giảm lộn xộn
– Ho không bớt mà nặng hơn trước.
– Dù cố gắng vẫn cảm thấy khó hít thở.
Lưu ý:
– Triệu chứng thay đổi tuỳ theo sức đề kháng của mỗi người. Người nào khoẻ thì mất 10-14 ngày mới phát hiện, người yếu hơn thậm chí 4-5 ngày đã phát hiện dấu hiệu.
- Nếu bạn phát hiện mình có dấu hiệu nhiễm virus corona thì nhanh chóng báo cho các đơn vị chức năng có thẩm quyền đã được quy định để báo cáo tình hình và sẽ nhanh chóng được hỗ trợ nhé.
Cách thức phòng ngừa Virus Corona hiệu quả nhất đã được nhiều chuyên gia Y tế khuyến cáo
– Đeo khẩu trang khi có thể, đặc biệt là khi tiếp xúc với người khác (khẩu trang vải cũng được, giặt thường xuyên).
– Rửa tay, rửa tay và rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc các dung dịch, gel diệt khuẩn.
– Tránh tụ tập đông người trong khi chưa khống chế được hoàn toàn dịch bệnh.
– Vệ sinh đồ dùng cá nhân như điện thoại, laptop thường xuyên.
– Ăn uống, ngủ nghỉ, tập luyện thể dục thể thao đầy đủ để nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng
– Nạp thêm Vitamin C để tăng sức đề kháng.
– Đảm bảo miệng và cổ họng của bạn luôn ẩm, không bao giờ khô bằng cách uống vài ngụm nước ấm sau mỗi ít nhất 15 phút. Tại sao lại như vậy? Ngay cả khi vi-rút xâm nhập vào miệng bạn, nước uống hoặc các chất lỏng khác sẽ quét chúng xuống qua thực quản và vào dạ dày. Khi đã ở trong bụng thì Acid dạ dày của bạn sẽ tiêu diệt tất cả virus. Nếu các bạn không uống đủ nước thường xuyên, virus có thể xâm nhập vào khí quản của bạn và vào phổi sẽ rất nguy hiểm.
- Súc họng mỗi ngày đúng cách bằng dung dịch sát khuẩn.
Kinh nghiệm phòng chống và ngăn ngừa lây lan virus Corona hiệu quả của các chuyên gia y tế
Chia sẻ kinh nghiệm của TS-BS Lê Quốc Hùng- Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới Bệnh viện Chợ Rẫy- người góp công lớn trong điều trị thành công cho hai cha con ở Vũ Hán mắc Covid-19 nhập viện Chợ Rẫy thời gian qua về chốt chặn cuối cùng để phòng chống và ngăn ngừa lây lan virus Corona hiệu quả.

Cũng giống như các loại virus gây viêm đường hô hấp khác, cơ chế nhiễm và gây bệnh của SASR-COV-19 như sau:
1) Sau khi đi vào vùng hầu họng, virus sẽ xâm nhập vào các tế bào niêm mạc và nhân lên, từ một con sẽ sản sinh ra hàng trăm con. Phát triển đủ lớn cả về số lượng và cấu trúc, chúng sẽ phá vỡ tế bào để tràn lan ra ngoài và mỗi con lại tìm cách chui vào một tế bào mới. Cứ như thế chu trình phát triển dược lặp lại nhiều lần và ngày càng đi sâu hơn vào cơ thể. Giai đoạn này là giai đoạn ủ bệnh.
2) Đến một lúc nào đó (tuỳ thuộc vào sức khỏe mỗi người) số lượng virus đủ lớn phá vỡ cơ chế tự bảo vệ của con người thì bệnh sẽ phát ra. Đây là giai đoạn phát bệnh.
Như vậy, trong giai đoạn ủ bệnh, người mang virus không có triệu chứng nên người khác không thể biết. Do đó họ có khả năng âm thầm lây truyền virus sang người khác.
Để phòng tránh bị nhiễm bệnh (hay lây truyền cho người khác) chúng ta phải cố gắng ngăn chặn virus đi vào vùng hầu họng của chính mình. Đó là những phương pháp tránh tập trung chỗ đông người, đứng xa người nghi nhiễm bệnh trên 2m, đeo khẩu trang (bất cứ loại nào), thường xuyên rửa tay... như khuyến cáo của Bộ Y tế.
Tuy nhiên, kinh nghiệm của bản thân bác sỹ Lê Quốc Hùng thì còn một nút chặn sau cùng phòng khi những biện pháp trên bị bỏ qua. Đây là nút chặn vô cùng quan trọng mặc dù cũng đã được nhắc tới nhưng có thể việc thực hiện chưa đúng và đủ.
Nút chặn sau cùng đó là việc súc họng với dung dịch sát khuẩn. Một khi virus vượt qua được những bức “tường lửa” nêu trên thì dung dịch sát khuẩn hầu họng sẽ đón sẵn để tiêu diệt nó. Và khi các virus sau khi nhân lên, phá vỡ tế bào chui ra ngoài thì dung dịch sát khuẩn cũng đợi sẵn để tiêu diệt nó. Như vậy kể cả người chưa nhiễm và người đã nhiễm thì dung dịch sát khuẩn hầu họng sẽ là cứu cánh sau cùng phòng chống nhiễm bệnh cũng như phát tán bệnh.

Việc dùng dung dịch sát khuẩn vùng hầu họng để súc miệng cũng cần phải đúng cách mới hiệu quả. Có những loại dung dịch sát khuẩn có khả năng diệt được virus nhưng cũng có những loại không. Và mỗi loại dung dịch có khả năng diệt virus trong những khoảng thời gian khác nhau, có loại kéo dài 1-2 giờ sau khi súc họng nhưng có loại dài hơn 4 giờ. Các bạn chú ý xem kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất. Tuy nhiên có một số nguyên tắc cơ bản sau:
– Phải súc họng chứ không súc miệng. Có nghĩa là ráng để dung dịch xuống sâu nhất vùng cổ họng mà bạn có thể chịu được.
– Không cần quá nhiều trong một lần súc, khoảng 5ml là đủ. Càng nhiều các bạn càng khó đưa dung dịch xuống sâu vùng hầu họng.
– Súc họng trước khi đi ra ngoài, và ngay khi từ ngoài về nhà (hay ngay khi tiếp xúc gần với người khác). Nếu trên máy bay thì nên súc mỗi 3 giờ (với chlohexidin) hay ngay sau khi ăn.
– Trong vùng có dịch thì súc định kỳ theo thời gian tác dụng của mỗi loại dung dịch.
– Đừng chủ quan nghĩ rằng nút chặn sau cùng này thay thế được các biện pháp khác. Hiệu quả của việc phòng bệnh là sự phối hợp đồng bộ tất cả.
Cách súc họng đúng nhất để phòng chống và hạn chế lây lan virus Corona
– Mỗi lần khoảng 2 phút, trong đó có ba lần đưa xuống họng mỗi lần khoảng 15 giây.
– Sau khi súc xong để nguyên không súc lại bằng nước.
(Tổng hợp từ nhiều nguồn)
|